10 Kỹ năng sống cho trẻ mà bố mẹ nên biết
- Người viết: Đặng Thu Trang lúc
- Cẩm nang bố mẹ thông thái
Kỹ năng sống là gì và tại sao phải giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ?
Kỹ năng sống được hiểu cơ bản là những kỹ năng cần có cho trẻ hình thành những hành vi lành mạnh. Từ đó giúp trẻ đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng, việc này sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này cũng như giúp các con có thể ứng phó với các tình huống một cách linh hoạt, đúng chuẩn mực.
Ba mẹ hãy tìm hiểu các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ cùng Funnyland nhé!
Top 10 kỹ năng sống ba mẹ nên biết
1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một trong những kĩ năng cơ bản hàng đầu mà bất cứ trẻ em nào cũng cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Hơn nữa, lễ nghĩa, lễ phép là nền tảng đạo đức giúp cho con người có một cuộc sống hạnh phúc và giản dị hơn.
Chính vì thế các bố mẹ cần nên chú trọng quan tâm nuôi dạy cho trẻ biết cách ứng xử, giao tiếp một cách lễ phép cơ bản khi gặp người lớn, biết cảm ơn khi nhận quà hay biết xin lỗi khi mắc lỗi,...
2. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Ba mẹ yêu chiều con quá mức, "làm hộ" con quá nhiều việc sẽ khiến con trẻ ỷ lại, lệ thuộc vào người lớn. Điều này thực sự không tốt cho trẻ sau này. Dạy trẻ từng việc nhỏ nhất để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và hình thành nên tính cách độc lập cho trẻ như: tự ăn uống, tự đánh răng rửa mặt,...Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn có thể dạy bé những kĩ năng băng bó vết thương, xử lí một số tình huống khẩn cấp như bỏng nước sôi, giật điện,...
3. Kỹ năng học hỏi, tìm tòi và khám phá cái mới
Công nghệ đã thay đổi thế giới, thay đổi hành vi con người mỗi ngày. Chính vì thế, chẳng xa lạ gì khi trẻ em gần đây tiếp xúc với internet quá sớm, thường xuyên dán mắt vào TV, màn hình máy tính, điện thoại,...Lợi ích vẫn có nhưng mối nguy hại cũng nhiều không kém. Thay vào đó, ba mẹ hãy tìm cách khuyến khích con trẻ dùng thời gian ấy để học hỏi, tìm tòi khám phá những cái mới. Đó có thể đơn gỉản là đọc một quyển sách hay, chơi một món đồ chơi giao dục vừa vui vừa bổ ích, hoặc khám phá thiên nhiên thế giới xung quanh cũng là một trải nghiệm không tồi. Qua đó, trẻ có thể thử nghiệm, trải nghiệm những ý tưởng mới, thoải mái cảm nhận thế giới mới nhiều hơn.
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Cho con mình chơi đùa cùng các bạn, các bé hàng xóm. Khuyến khích con làm việc theo nhóm để con có thể tự mình quan sát, cảm nhận được những cảm xúc của người khác. Qua đó, con sẽ học được cách chấp nhận những quan điềm bất đồng, trái chiều, học cách hợp tác, giúp đỡ mọi người xung quanh để tạo nên thành quả. Không chỉ vậy, làm việc nhóm còn giúp trẻ học các yêu thương mọi người.
5. Kỹ năng bơi lội
Trẻ nhỏ có khả năng tiếp thu và học tập rất tốt trong nhiều lĩnh vực. Do đó bơi lội cũng không phải môn học ngoại lệ. Bơi giúp các con có thể phát triển một cách tốt nhất cả về trí tuệ lẫn thể chất. Không chỉ vậy, bơi lội còn giúp trẻ vượt được nguy hiểm nếu gặp sự cố liên quan đến sông nước.
6. Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kĩ càng của ba mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó, bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm cũng như các các cách xử lý tình huống cơ bản chính là cách giúp bé tự bảo vệ bản thân mình. Hãy dạy con bạn kỹ năng này càng sớm càng tốt nhé!
Cho trẻ học võ ngay từ khi còn nhỏ không chỉ giúp trẻ linh hoạt hơn về thể chất, sức khoẻ mà còn giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân
7. Kỹ năng sắp xếp đồ đạc ngăn nắp
Cho trẻ sớm tham gia vào những công việc lao động phù hợp: Như tập cho bé biết sắp xếp bàn học, viết, giấy bút, tập, ngồi viết hoặc vẽ đúng tư thế để không tạo thành thói quen xấu, biết dọn dẹp chỗ chơi, biết phụ cho mẹ chuẩn bị bữa ăn, biết giúp mẹ dọn phòng, .. Chú ý luôn để cho bé chủ động tự tin đối với công việc của mình.
Qua đó, trẻ mới hiểu giá trị của lao động, thông cảm và biết thương yêu cha mẹ nhiều hơn, có ý thức cố gắng học tập và phụ giúp cha mẹ. Lao động chân tay cũng giúp các em vận động khiến cho thân thể khỏe mạnh hơn. Trẻ sẽ chủ động và độc lập trong mọi công việc hiện tại và tương lai. Và đặc biệt khi các em trưởng thành, sẽ dễ hòa nhập vào môi trường tập thể.
8. Kỹ năng quản lí thời gian
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Do đó, dạy con cách quản lý thời gian hiệu quả ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ dễ dàng ứng phó với những áp lực công việc sau này. Hãy dạy con từ những việc cơ bản nhất như xem đồng hồ tới việc tưởng chừng như khá khó: xâu dựng và lập kế hoạch công việc chi tiết, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên,..Và điều quan trọng nhất là ba mẹ hãy trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo nhé!
9. Kỹ năng quản lí tài chính cá nhân
Cuộc sống ngày một hiện đại, điều kiện kinh tế của rất nhiều gia đình ngày càng trở nên đầy đủ hơn, ba mẹ có thể mua cho con những bộ quần áo hàng hiệu đắt tiền, đồ dùng học tập, vật dụng cá nhân, đồ chơi,... Nhưng hầu hết các bố mẹ đều chưa biết giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ. Ba mẹ cần giúp con hiểu rằng muốn có tiền phải đánh đổi bằng sức lao động.
Ba mẹ có thể phân tích cho con biết: Thứ gì con có thể mua, thứ gì tạm thời con không cần mua, những thứ con có thể mua như đồ dùng học tập, vật dụng sinh hoạt, Nhưng cũng phải xét đến khả năng kinh tế của bản thân, không cần mua loại đắt nhất hay hàng hiệu.
Dạy con tiết kiệm là một nội dung không thể thiếu trong việc rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ. Khi đã dần hình thành ý thức tiết kiệm, con sẽ không tiêu pha tùy tiện.
10. Kỹ năng vượt qua trở ngại
Giúp trẻ nhận thức ra cần làm gì khi gặp khó khăn, cần làm gì để có thể đứng vững trên đôi chân của mình mà không cần dựa dẫm vào người khác. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con còn bé bỏng, cần bảo vệ chúng, không để cho con làm những việc nặng nhọc hoặc giúp con trước những tình huống xấu, như vậy trẻ sẽ nghĩ rằng, dù xảy ra chuyện gì, bố mẹ sẽ lo cho mình, vô tình chúng không rèn được kỹ năng sống tự mình vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, dễ bị phụ thuộc vào người khác.