Cách xây dựng mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ (0 - 18 tuổi)

Mối quan hệ tích cực giữa bố mẹ và con cái có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Bằng cách dành thời gian (một cách chất lượng) và thể hiện sự ấm áp, chăm sóc và tôn trọng, bạn có thể thắt chặt mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.


Image result for children & parents relationship


Tại sao mối quan hệ tốt lại quan trọng !?


Đối với trẻ em, mối quan hệ quan trọng nhất và đầu tiên nhất là mối quan hệ với bố mẹ của chúng.


Mối quan hệ tích cực sẽ giúp trẻ học hỏi về thế giới, về việc thế giới này an toàn ra sao, chúng được yêu thương thế nào, ai là người yêu thương chúng, điều gì sẽ xảy ra khi chúng khóc, cười và nhiều điều khác nữa.


Những mối quan hệ này ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ.


Bạn có thể áp dụng một vài cách dưới đây để xây dựng một mối quan hệ tích cực với đứa trẻ của bạn:


- Luôn xuất hiện bên cạnh con bạn.


- Dành thời gian (chất lượng) với con bạn.


- Tạo môi trường đáng tin cậy và tôn trọng với chúng.


Không có một công thức nào để xây dựng mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngay lập tức hoặc một cách đúng đắn. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy rất khó để quan tâm đến trẻ theo cách của bạn. Nhưng nếu bạn tiếp tục cải thiện mối quan hệ của mình theo thời gian, con bạn sẽ cảm thấy được yêu thương và an toàn.


Image result for children & parents relationship through time


Thế nào là luôn xuất hiện bên cạnh con bạn !?


Luôn xuất hiện bên cạnh con bạn không phải là việc bạn xuất hiện tại lễ khai giảng của trẻ, buổi biểu diễn của trẻ, mà là việc bạn điều chỉnhsuy nghĩ về những gì đang xảy ra với con bạn. Điều này sẽ cho con bạn thấy rằng bạn quan tâm đến những điều quan trọng với chúng, đây là cơ sở cho một mối quan hệ gắn bó.


Dưới đây là một vài ý tưởng để con bạn cảm thấy bạn luôn xuất hiện bên cạnh chúng:


- Thể hiện sự chấp nhận, hãy để con bạn trở thành những gì chúng muốn, cố gắng không định hướng cho chúng mọi lúc. Ví dụ: Nếu con bạn muốn giả vờ rằng những khối hình là người, điều đó rất ổn. Bạn không cần phải khiến cho chúng sử dụng theo cách "đúng" là phải xây dựng ngôi nhà hay bất cứ gì với những khối hình này.


- Lưu ý những gì con bạn đang làm và bình luận hoặc khuyến khích trẻ. Ví dụ: "Các khối màu xanh lam lớn có phải là người bán hàng không? Và là khối màu đỏ nhỏ đang đi mua sắm đúng không? Cô ấy đang mua gì?"


- Lắng nghe con bạn và cố gắng theo dõi những gì chúng thực sự nói. Ví dụ, nếu con bạn kể cho bạn một câu chuyện dài về nhiều điều đã xảy ra trong ngày đi học của chúng, con bạn có thể thực sự muốn nói rằng anh ấy thích giáo viên mới của mình hoặc anh ấy có tâm trạng tốt.


- Hãy suy nghĩ về những gì hành vi của con bạn đang nói cho bạn, điều này sẽ cho bạn manh mối về những gì chúng thực thực sự cần. Ví dụ, nếu con bạn đang đi xung quanh nhà bếp và không nói gì nhiều, chúng có thể chỉ muốn ở gần bạn. Bạn có thể ôm chúng hoặc để con bạn giúp nấu ăn mà không cần nói chuyện.


Image result for children lead parent


Một phần của việc xuất hiện bên con bạn là việc đôi khi cho chúng cơ hội để dẫn dắt . Ví dụ:


- Khi bạn chơi với con của bạn, hãy chơi những gì chúng muốn chơi, bắt chước chúng và thực sự vui chơi cùng nhau.


- Hãy để một đứa trẻ khi lớn hơn dẫn dắt bằng cách hỗ trợ các ý tưởng của chúng. Ví dụ, nói đồng ý nếu chúng quyết định lập kế hoạch một bữa ăn gia đình.


- Khi con bạn thể hiện một ý kiến, hãy trò chuyện với chúng như một cách để bạn tìm hiểu thêm về những gì chúng nghĩ và cảm nhận.


Lặp lại hoặc làm rõ ý hơn cho lời nói của con bạn, mỉm cười và giao tiếp bằng mắt sẽ cho bé biết bạn đang chú ý đến chúng khi bạn đang nói chuyện hoặc dành thời gian bên nhau. Những biểu hiện của sự ấm áp và quan tâm giúp con bạn cảm thấy an toàn và xây dựng sự tự tin của chúng.


Dành thời gian "Chất lượng" để xây dựng mối quan hệ

Related image


Mối quan hệ tích cực được xây dựng dựa trên những khoảng thời gian chất lượng bên nhau. Dành thời gian bên con bạn là cách để bạn biết về trải nghiệm, suy nghĩ, sở thích và sự thay đổi suy nghĩ của chúng. Điều này rất tốt cho mối quan hệ giữa bạn và con của bạn.


Thời gian "chất lượng" có thể là bất kỳ lúc nào và tại đâu, có thể là giữa ngày hoặc những tình huống bất chợt. Nó có thể là cùng nhau cười đùa khi tắm cho con bạn hoặc một cuộc trò chuyện vui vẻ trên xe với chúng.


Khi bạn dành thời gian "chất lượng" với con bạn, bạn đang cho chúng thấy rằng bạn đánh giá caotôn trọng chúng. Bạn có thể dành thời gian này để truyền đạt những thông điệp tích cực với tiếng cười, eye-contact, những cái ôm hoặc những cử chỉ nhẹ nhàng.


Cố gắng lập kế hoạch để có thời gian riêng thường xuyên với từng đứa con của bạn. Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, một số đứa trẻ có thể cần ít thời gian hơn những đứa khác, tuy nhiên chúng đều hưởng lợi từ thời gian đặc biệt dành cho bạn. Vào những ngày bận rộn, bạn có thể không có thời gian riêng với con bạn, tuy nhiên bạn nên cố gắng tương tác nhiều hơn với chúng khi có thể.


Thời gian bạn dành cho con bạn cũng tạo ra sự khác biệt về cách chúng học. Ví dụ: Thời gian bạn dành để nói chuyện với con bạn trong 3 năm đầu đời sẽ giúp chúng học ngôn ngữ tốt hơn.


Related image


Tin tưởng, chăm sóc và tôn trọng trong mối quan hệ với con cái.

Lòng tinsự tôn trọng là những điều quan trọng khi xây dựng một mối quan hệ tích cực.

Ngay cả trong những năm đầu đời của trẻ, xây dựng lòng tin và sự tôn trọng cũng rất quan trọng. 

Con bạn sẽ cảm thấy an toàn khi chúng học được rằng chúng có thể tin tưởng những người chăm sóc mình để đáp ứng nhu cầu của chúng lúc đầu đời. Niềm tin và sự tôn trọng sẽ đến từ 2 phía khi con bạn lớn hơn.

Bạn có thể nuôi dưỡng niềm tin và sự tôn trọng trong mối quan hệ của bạn bằng một số cách dưới đây:

- Hãy sẵn sàng khi con bạn cần sự hỗ trợ, chăm sóc hoặc giúp đỡ, như khi bạn đỡ chúng dậy khi chúng tập đi hay đón con bạn về khi chúng gọi bạn sau bữa tiệc. Điều này giúp con bạn học cách tin tưởng rằng bạn sẽ ở đó khi chúng cần.


- Thấu hiểu con bạn và coi trọng chúng dù chúng như thế nào. Nếu con bạn yêu bóng đá, hãy cổ vũ chúng hoặc hỏi về những cầu thủ yêu thích của chúng. Điều này thể hiện sự tôn trọng cảm xúc và ý kiến ​​của con bạn, và cũng cho con bạn biết chúng có thể tin tưởng và chia sẻ mọi điều với bạn.


- Cho phép phát triển mối quan hệ khi con bạn lớn hơn, cùng với nhu cầusở thích thay đổi của chúng. Ví dụ, con bạn có thể không còn muốn bạn ở bên cạnh khi chúng đi đến công viên với bạn bè, mặc dù trước đây chúng thích chơi ở đây với bạn.


- Thiết lập một số quy tắc gia đình công bằng. Quy tắc là những tuyên bố rõ ràng về cách gia đình của bạn muốn chăm sóc và đối xử với các thành viên trong gia đình. Điều đó có thể giúp con bạn tin tưởng rằng bạn sẽ nhất quán trong cách đối xử với chúng.

← Bài trước Bài sau →