Đồ chơi STEAM là gì? Đồ chơi STEAM có thực sự cần thiết cho trẻ?
- Người viết: Đặng Thu Trang lúc
- Góc đồ chơi
Nuôi con khôn lớn, phát triển toàn diện cả về thể chất, tính thần và trí tuệ là mong muốn của đại đa số các bậc làm cha làm mẹ. Trong đó, đồ chơi là một trong những công cụ giúp trẻ có thể rèn luyện tư duy hiệu quả nhất. Thế nhưng, chọn đồ chơi như thế nào, có thật sự an toàn và lành mạnh thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Funnyland tìm hiểu xem STEAM là đồ chơi như thế nào mà gần đây lại được các bậc phụ huynh "săn lùng" nhiều đến thế!
1. Đồ chơi STEM/STEAM là gì?
Có lẽ với nhiều người, khái niệm STEAM còn khá mới lạ. STEAM là từ viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), và Maths (Toán học) hoặc Mathematics (Toán học ứng dụng). STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, điều quan trọng không phải là tập trung vào việc giảng dạy nội dung cho trẻ em. Bởi lẽ, thông tin thay đổi rất nhanh và sẽ nhanh chóng bị lỗi thời. Thay vào đó, chúng ta cần giúp trẻ có khả năng giải quyết vấn đề, có tư duy sáng tạo.
Đồ chơi STEAM là loại đồ chơi dựa trên mô hình giáo dục STEAM. Các bộ đồ chơi STEAM được hình thành có sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu học tập và giải trí. Với STEAM, trẻ có thể phát triển sự sáng tạo, khéo léo, sự tìm tòi và con mắt nghệ thuật của các bé.
2. Đồ chơi STEAM có lợi ích gì đối với trẻ?
Không chỉ đem lại niềm vui giải trí cho trẻ, đồ chơi STEAM còn đem lại nhiều hơn những gì bạn có thể nghĩ.
- Sự phát triển trí tuệ cho bé: Các đồ chơi đều giúp bé phát triển óc sáng tạo, tư duy, giúp con phát triển được các kỹ năng kết hợp với các giác quan của cơ thể
- Rèn luyện tính kiên nhẫn cho con vì đồ chơi này cần sự tỉ mỉ, nhẫn nại.
- Bé có thể tập trung vào chơi và giải quyết những vấn đề, hạn chế thời gian sử dụng máy tính/ điện thoại
- Giúp bé phát triển kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức cũng như kỹ năng tự giải quyết vấn đề.
- Ba mẹ hoàn toàn có thể chơi với con, tương tác cùng con, điều này giúp cho mối quan hệ giữa ba mẹ và con trở nên khắng khít hơn
- Giúp bé có thể định hình hoặc bộc lộ một vài năng khiếu trong khi chơi.
Đối với trẻ mầm non
Trẻ mầm non không học kiến thức hàn lâm, vĩ mô mà trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Chính vì thế, đồ chơi STEAM là công cụ giúp trẻ rèn luyện tư duy nhanh nhất và khơi gợi niềm yêu thích của trẻ đối với khoa học, nghệ thuật,...
Đối với trẻ em tiểu học
Trên thực tế học sinh bậc tiểu học sẽ được trang bị những kiến thức xoay quanh các môn học tự nhiên xã hội cho các em học sinh lớp 1,2,3 và các môn khoa học cơ bản cho học sinh lớp 4,5. Tuy nhiên, với đồ chơi STEAM, các em sẽ có những trải nghiệm thực tế thay vì những bài học nhàm chán trên lớp học
Đối với trẻ em các cấp cao hơn
Đây được xem là giai đoạn cốt lõi để quyết định nghề nghiệp tương lai của các em sau này. Học sinh có thể dựa vào sở thích, kỹ năng, kiến thức của mình thông qua những trải nghiệm STEAM để làm căn cứ định hướng nghề nghiệp khi bước qua cánh cửa trung học phổ thông.
3. Nên chọn đồ chơi STEAM như thế nào?
So với những đồ chơi thông thường thì các loại đồ chơi STEAM có giá đắt hơn hẳn. Chính vì thế, ba mẹ hãy lựa chọn thật cẩn thận trước khi "móc hầu bao" nhé
- Đồ chơi được phân phối bởi một công ty uy tín
- Đồ chơi đến từ các thương hiệu lớn, uy tín và có giấy phép về độ an toàn
- Sản phẩm đạt được nhiều giải thưởng quan trọng, nói lên độ an toàn và tin cậy của sản phẩm.
- Đọc kĩ nhãn dán để chắc chắn rằng món đồ chơi ấy phù hợp với lứa tuổi và thể trạng của con