Hướng dẫn kỹ năng giúp trẻ em phòng tránh xâm hại trẻ em– Funnyland

7 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em

Ngày nay có rất nhiều những câu chuyện thương tâm về xâm hại trẻ em được đăng tải lên mạng xã hội, đây có lẽ là một hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội về việc bảo vệ trẻ em. Vậy làm thế nào để bé có thể tự bào vệ bản thân trước những kẻ có ý muốn xâm hại bé? Ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây và hướng dẫn để bé có thể phòng tránh. 

 

Thế nào là hành vi xâm hại trẻ em ? 

Những hành động có chủ ý gây tổn thương hoặc nguy hại đến trẻ em đều được tính là hành vi xâm hại trẻ em. Xâm hại trẻ em thường thấy có 4 hình thức: xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại tinh thần và xâm hại xao nhãng.

 

Ba mẹ cần lưu ý những gì để nhận biết bé đang bị xâm hại? 
Có một số dấu hiệu về hành vi của trẻ cho thấy trẻ có thể đã bị xâm hại mà cha mẹ cần lưu tâm. Những dấu hiệu này không chắc chắn khẳn định trẻ đang bị xâm hại nhưng các bậc ba mẹ vẫn là một lý do tốt để bạn trò chuyện với con hay để tìm kiếm sự trợ giúp.
  • Tâm trạng của bé thường xuyên thay đổi cáu giận bất thường, trở nên hung hăng
  • Bé thường xuyên giật mình, sợ hãi khi có ai đó đụng vào cơ thể và trở nên rụt rè hơn.
  • Bé thường xuyên muốn ở một mình, sợ đi học hoặc không muốn đến nơi đông người.
  • Bé bỗng dưng có nhiều quà tặng, tiền bạc không rõ nguồn gốc hoặc bé không muốn trả lời khi được ba mẹ hỏi.
  •  
7 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em 
 

 
1. Dạy trẻ không tiết lộ tên của con cho những người lạ
 

 

Khi trẻ đi học mẫu giáo ba mẹ thường hay viết tên của bé lên các đồ dùng của bé ví dụ như ba lô, hộp cơm,... Tuy nhiên, việc này lại giúp những người lạ dễ dàng tiếp cận và có được niềm tin của các bé dễ dàng hơn. Thay vì viết tên bé lên các dụng cụ, ba mẹ có thể viết số điện thoại của ba mẹ.
 
2. Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại 
 

 

Ba mẹ nên dạy bé không được đến gần xe người lạ. Bên cạnh đó, nếu có một chiếc xe đang cố gắng thu hút hoặc tiến lại gần bé ba mẹ hãy dạy xe chạy theo hướng ngược lại với hướng xe chạy và la hét gây sự chú ý của người khác. Điều này sẽ giúp bé có thêm nhiều thời gian để nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. 
 
3. Tránh đi thang máy cùng người lạ
 

 

Ba mẹ hãy dạy bé quan sát xung quanh trước khi bước vào thang máy, nếu có người lạ bước vào cùng bé hãy giả vờ như đã quên một thứ gì đó và đi ra chờ những lượt thang máy tiếp theo. Nếu người đó kiên trì và cố gắng mời bé vào thang máy cùng, bé nên đáp lại một cách lịch sự: “Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm”. Nếu người lạ cố gắng lôi bé vào thang máy, bịt miệng bé thì bé phải hét lên, cắn người đó đó để thoát ra và tìm sự giúp đỡ.
 
4. Không cho người lạ vào nhà
 

 

Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.
 
5. Dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể
 

 

Nhiều em bé khi bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng nhưng các bé vẫn không biết vì không có kiến thức đủ về các bộ phận trên cơ thể. Thế nên ba mẹ cần dạy bé về các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là vùng kín. Ba mẹ nên bắt đầu việc này càng sớm càng tốt, khi trẻ được 3 tuổi cho tới khi trẻ lớn hơn. Với trẻ con nhỏ, ba mẹ chưa cần giải thích quá kỹ mà nên bắt đầu dạy trẻ nhớ tên các bộ phận trên cơ thể. Khi trẻ lớn hơn, ba mẹ có thể dạy chuyên sâu về khu vực vùng kín, hướng dẫn cho trẻ bảo vệ khu vực này cũng như cách vệ sinh cá nhân. Đồng thời, ba mẹ cần căn dặn trẻ rằng không ai được phép nhìn hay sờ chạm vào những bộ phận này, ngoại trừ bố mẹ khi tắm cho trẻ và bác sĩ khi khám bệnh với sự có mặt của bố mẹ.
 
6. Khuyến khích các bé kể về những hoạt động hàng ngày 
 


Các bé còn ngây thơ và ít đề phòng về những điều nguy hiểm và những kẻ xấu. Thế nên ba mẹ nên làm bạn và khuyến khích các con kể về những hoạt động trong ngày của bé. Việc này giúp ba mẹ có thể gần gủi với các con hơn và cũng có thể phát hiện ra những mối xâm hại đến các con kịp thời và có hướng giúp các bé giải quyết. 
 
7. Dạy trẻ đề cao cảnh giác với những người thân thiết
 

 

Ba mẹ hãy cho bé biết rằng bất cứ đâu cũng đều có thể xảy ra nguy hiểm,  tại sân chơi, ở trường học, công viên,... và bất cứ ai cũng có thể là kẻ xấu như: hàng xóm, họ hàng xa, bạn bè… Vì vậy, con cần cảnh giác với những người có biểu hiện, hành vi không đứng đắn và không tôn trọng con.
Để có thể phòng tránh xâm hại trẻ em một cách tối ưu nhất, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền và nâng cao ý thức, trách nhiệm và có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Đặc biệt, phụ huynh phải hơn ai hết nhận thức rõ trách nhiệm trong việc chăm sóc, giáo dục giới tính và quản lý, bảo vệ con em mình phòng tránh nguy cơ bị xâm hại; kịp thời tố giác các hành vi xâm hại. 
 
Khi cần giúp đỡ các vấn đề liên quan đến quyền bảo vệ trẻ em, bạn hãy liên hệ tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em qua hotline: 111 hoặc website: Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 (tongdai111.vn)
 
← Bài trước Bài sau →