Nói dối trẻ về ông già Noel, nên hay không?
- Người viết: Đặng Thu Trang lúc
- Cẩm nang bố mẹ thông thái
Ba mẹ có thể sẽ lo ngại không biết liệu họ có nên khuyến khích con trẻ tin rằng Ông già Noel có thực hay không. Phụ huynh cũng có thể thắc mắc liệu nói dối trẻ sẽ để lại những tác động gì và phải phản ứng ra sao khi trẻ nhận ra sự thật. Hãy cùng Funnyland đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Ông già Noel thực chất là ai?
Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là Santa Claus, thường được cho là bắt nguồn từ tiếng Hà Lan Sinter Klaas, dựa trên nguyên mẫu về một nhân vật có thật ở thế kỷ thứ 4 là Thánh Nicolaus
Thánh Nicolas sinh ra trong một gia đình giàu có ở Bắc Âu, cả cuộc đời sống trong sự hy sinh, tận tụy và đầy lòng yêu thương. Ngay từ khi còn nhỏ, Thánh Nicolas đã được dạy dỗ trong tinh thần thấm nhuần Kinh Thánh. Ông một lòng tin vào Chúa, sống rất mực nhân hậu và đạo đức, được dân chúng bầu làm Giám mục thành Myra.
Thánh Nicholas bị giam cầm trong thời gian Hoàng đế Diocletian bắt đạo, sau đó được Hoàng đế Constantine thả ra. Ông dành thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình để giúp đỡ người nghèo khổ, bệnh tật.
Người ta nói rằng Thánh Nicholas đã cho đi tất cả tài sản thừa kế của mình và đi khắp các vùng nông thôn để giúp đỡ người nghèo, người bệnh tật. Ông làm việc thiện trong âm thầm và lặng lẽ, thường cải trang để đem quà đến cho lũ trẻ nghèo trong các làng mạc. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Thánh Nicholas là chuyện ông cứu ba chị em gái tội nghiệp khỏi bị cha bán làm nô lệ bằng cách cung cấp cho họ của hồi môn để họ lấy chồng.
Vị thánh này qua đời năm 314, lúc 34 tuổi.
Qua nhiều năm, danh tiếng của Thánh Nicholas ngày càng lan rộng, ông được biết đến như một người bảo vệ trẻ em. Ngày lễ của ông được tổ chức vào ngày giỗ - 6/12. Đến thời kỳ phục hưng, Nicholas trở thành vị thánh phổ biến nhất ở châu Âu.
Có nên nói dối trẻ về ông già Noel?
Nhà giáo dục Rebecca English, Nhà tâm lý học Ameneh Shahaeian, Triết gia Peter Ellerton: Câu trả lời là "Không". Theo ông, người lớn không nên nói dối trẻ em về ông già Noel. Khi đứa trẻ đặt câu hỏi liệu ông già Noel có thật hay không, chúng đã ở giai đoạn phát triển để phân biệt giữa nhân vật thực tế và nhân vật hư cấu. Khi trẻ em đạt đến giai đoạn phát triển này, sẽ không hữu ích nếu chúng ta nói dối chúng về một nhân vật hư cấu như ông già Noel. Tất nhiên chúng ta không cần phải thảo luận vấn đề này với mọi đứa trẻ và ở mọi lứa tuổi, nhưng nếu nếu đứa trẻ đặt câu hỏi thì câu trả lời tốt nhất là "Không".
Tuy nhiên, một số nhà tâm lý và nhiều ý kiến lại có ý kiến trái chiều!!!
Nhà tâm lý học Kelly-Ann Allen cho rằng câu trả lời nên là "Có". Vì những phụ huynh tham gia các hoạt động xung quanh ông già Noel và lễ Giáng sinh thực sự đang cố tạo ra nhiều kỷ niệm với con cái của họ.
Hãy nghĩ rằng huyền thoại về ông già Noel có thể khiến trẻ hào hứng và có niềm tin mãnh liệt vào điều đó. Qua những câu chuyện kể, phụ huynh cũng đã có thể góp phần vào việc kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
Các cha mẹ có thể tự đưa ra những đánh giá, thông tin phù hợp với từng lứa tuổi. Nói dối con bạn về ông già Noel lúc 3 tuổi rất khác với việc nói dối con bạn về ông già Noel lúc chúng trên 10 tuổi. Vì vậy, nếu thực sự không thể nói thẳng, hãy cố hỗ trợ đứa trẻ bằng các câu chuyện và để chúng tự đi đến kết luận tự nhiên về ông già Noel trong tương lai.
Nếu bạn chọn việc kéo dài niềm tin của trẻ vào Ông già Noel và trẻ nhận ra bạn đang đánh lừa chúng, trẻ sẽ phản ứng như thế nào?
Hoá ra là trẻ sẽ đón nhận khá tốt. Trong một nghiên cứu tìm hiểu phản ứng của trẻ về việc phát hiện sự thật về Ông già Noel, cha mẹ thường phản ứng với việc chuyển tiếp mạnh hơn cả trẻ, những người thực chất cảm thấy phát hiện này là tích cực.
Tại sao lại tích cực? Ông già Noel là một trong vô vàn những thứ trẻ học qua lời chứng của người khác. Bởi vì con người thường dựa vào người xung quanh để tin vào đa số những thứ chúng ta biết, chúng ta được trang bị khá tốt khả năng kiểm chứng cho nhiệm vụ này. Chúng ta đánh giá nguồn thông tin lẫn nội dung thông tin mà chúng ta nhận được thông qua những kiến thức sẵn có cùng những ký ức về tương tác trong quá khứ với nguồn thông tin. Điều này có nghiã là với tất cả những thông tin đáng tin cậy mà cha mẹ chia sẻ với con cái trong suốt cuộc đời, ít có khả năng một lời nói dối nhỏ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ phát hiện sự thật về Ông già Noel vào cùng khoảng thời gian các em bắt đầu hiểu một số lời nói dối, kể cả về Ông già Noel, được sử dụng với mục đích tốt.
Tin vào những điều kì diệu như Ông già Noel là điều kì diệu chỉ có ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy những niềm tin vào điều kì diệu có liên hệ tới một loạt những kết quả tích cực trong tiến trình phát triển. Vậy, nếu con bạn vẫn đang tin Ông già Noel, đừng ngại bảo vệ bí mật này.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, trong quá trình trẻ hình dung thế giới thật sự vận động như thế nào, các em sẽ tự mình đi tìm bằng chứng từ những sự vật và những người xung quanh chúng.
Đồng thời, việc để Ông già Noel tặng món quà nhỏ và để cha mẹ tặng những món quà lớn hơn cũng là một ý hay. Bất kể thu nhập của gia đình bạn như thế nào, tất cả trẻ em đều xứng đáng được yêu thương vào Mùa Giáng Sinh này.
(*) Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn